Imagine dining in a European capital where you do not know the local language. The waiter speaks little English, but by hook or by crook you manage to order something on the menu that you recognise, eat and pay for. Now picture instead that, after a hike goes wrong, you emerge, starving, in an Amazonian village. The people there have no idea what to make of you. You mime chewing sounds, which they mistake for your primitive tongue. When you raise your hands to signify surrender, they think you are launching an attack.
Communicating without a shared context is hard. For example, radioactive sites must be left undisturbed for tens of thousands of years; yet, given that the English of just 1,000 years ago is now unintelligible to most of its modern speakers, agencies have struggled to create warnings to accompany nuclear waste. Committees responsible for doing so have come up with everything from towering concrete spikes, to Edvard Munch’s “The Scream”, to plants genetically modified to turn an alarming blue. None is guaranteed to be future-proof.
Some of the same people who worked on these waste-site messages have also been part of an even bigger challenge: communicating with extraterrestrial life. This is the subject of “Extraterrestrial Languages”, a new book by Daniel Oberhaus, a journalist at Wired.
Nothing is known about how extraterrestrials might take in information. A pair of plaques sent in the early 1970s with Pioneer 10 and 11, two spacecraft, show nude human beings and a rough map to find Earth—rudimentary stuff, but even that assumes aliens can see. Since such craft have no more than an infinitesimal chance of being found, radio broadcasts from Earth, travelling at the speed of light, are more likely to make contact. But just as a terrestrial radio must be tuned to the right frequency, so must the interstellar kind. How would aliens happen upon the correct one? The Pioneer plaque gives a hint in the form of a basic diagram of a hydrogen atom, the magnetic polarity of which flips at regular intervals, with a frequency of 1,420MHz. Since hydrogen is the most abundant element in the universe, the hope is that this sketch might act as a sort of telephone number. | Hãy tưởng tượng rằng bạn đang dùng bữa tại một thủ đô ở châu Âu trong khi không biết tiếng bản địa. Mặc dù người phục vụ nói được chút ít tiếng Anh, nhưng bạn đã phải loay hoay mãi mới có thể gọi được món mà bạn nhận ra trên thực đơn, ăn rồi thanh toán. Bây giờ thay vào đó hãy hình dung rằng, sau một hồi đi lạc, bạn xuất hiện với cái bụng đói cồn cào tại một ngôi làng của người Amazon. Người dân ở đó nhìn bạn với vẻ hoàn toàn lạ lẫm. Bạn làm điệu bộ nhai chóp chép, nhưng họ lại tưởng nhầm bạn đang dùng thứ ngôn ngữ thời nguyên thủy. Khi bạn giơ tay ra hiệu đầu hàng, họ lại nghĩ rằng bạn sắp ra đòn tấn công. Khác biệt về bối cảnh khiến việc giao tiếp trở nên khó khăn. Ví dụ, các bãi phóng xạ vẫn không có gì thay đổi trong hàng chục nghìn năm qua; tuy nhiên, do hầu hết những người nói tiếng Anh hiện đại đều không thể hiểu nổi thứ tiếng Anh của chỉ mới 1.000 năm về trước, các cơ quan đã phải vật lộn để đưa ra các cảnh báo đi kèm với chất thải hạt nhân. Các ủy ban phụ trách việc đưa ra cảnh báo đã nghĩ đến mọi phương án, từ những cây cột nhọn cao chót vót bằng bê tông, đến bức họa “Tiếng Thét” của Edvard Munch, rồi đến những cây trồng biến đổi gen để chuyển báo động sang đèn xanh. Không phương án nào được đảm bảo là sẽ bền vững trong tương lai. Một số ủy ban mà từng phụ trách việc đưa ra thông điệp liên quan tới bãi phế thải này cũng tham gia vào một thách thức còn lớn hơn nữa: giao tiếp với sự sống ngoài Trái đất. Đây là chủ đề của cuốn sách mới xuất bản “Extraterrestrial Languages” (tạm dịch: “Ngôn Ngữ Của Sinh Vật Ngoài Trái Đất”) của tác giả Daniel Oberhaus, một ký giả của tờ Wired. Không ai biết người ngoài Trái đất tiếp nhận thông tin như thế nào. Vào đầu những năm 1970, hai tàu vũ trụ Pioneer 10 và 11 được phóng vào không gian, mang theo hai tấm kim loại, trên đó vẽ hình ảnh con người trong trạng thái khỏa thân và một tấm bản đồ thô để tìm thấy Trái đất — những manh mối sơ sài, nhưng ngay cả như vậy cũng đủ để giả định rằng người ngoài hành tinh có thể tìm ra trái đất. Vì cơ hội tìm thấy những con tàu này là rất nhỏ, nên các chương trình phát sóng vô tuyến từ Trái đất truyền với vận tốc ánh sáng có nhiều khả năng bắt liên lạc hơn. Nhưng cũng giống như một đài phát thanh trên mặt đất, đài phát thanh liên sao cũng phải được điều chỉnh đến đúng tần số mới có hi vọng bắt được liên lạc. Làm sao để người ngoài hành tinh tìm ra được tần số đúng? Tấm kim loại trên tàu Pioneer đưa ra gợi ý dưới dạng một sơ đồ cơ bản của nguyên tử hydro, cực từ của nguyên tử này sẽ đảo chiều đều đặn với tần số 1.420MHz. Vì hydro là nguyên tố dồi dào nhất trong vũ trụ, hy vọng là bản phác họa này có thể đóng vai trò tương tự như số điện thoại. |